FORUM GROUP-IT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

FORUM GROUP-IT

*_* PHUONG NAM *_*
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
>>>> 4R Chuẩn bị đống cửa <<<<
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Latest topics
» Album Nguyên Vũ
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeSun Dec 27, 2009 4:47 pm by Admin

» Album Người nhớ ko người - Em sẽ là người ra đi :: Cẩm Ly
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeSat Dec 26, 2009 9:13 am by Admin

» Album Đan Trường vol1
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeSat Dec 26, 2009 9:08 am by Admin

» Hơn Cả hiphop
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeFri Dec 25, 2009 7:27 pm by Admin

» Kỉ Niệm Đắng Cay - Phong Đạt
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeFri Dec 25, 2009 7:20 pm by Admin

» Đời Đạo Gian - Huyền Thoại
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeFri Dec 25, 2009 7:04 pm by Admin

» Anh Chàng Ngu Ngơ - Huyền Thoại
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeFri Dec 25, 2009 7:03 pm by Admin

» Tổng hợp Lời chúc Noel cho các Bạn
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeThu Dec 24, 2009 11:14 am by Admin

» Một số trang web game flast hay
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeWed Dec 23, 2009 8:17 pm by Admin

Top posters
Admin
kien thuc ve Vixuly Poll_leftkien thuc ve Vixuly I_voting_barkien thuc ve Vixuly Poll_right 
vanloi
kien thuc ve Vixuly Poll_leftkien thuc ve Vixuly I_voting_barkien thuc ve Vixuly Poll_right 
Dân Toán yêu thơ
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeWed Oct 28, 2009 7:49 am by Admin
Arrow NGHIỆM CỦA ĐỜI ANH Embarassed

Lối vào tim em như một đường hàm số
Uốn vòng vèo như đồ thị hàm sin
Anh tìm vào tọa độ trái tim
Mở khoảng nghiệm có tình em trong đó
Ôi mắt em phương trình để ngỏ
Rèm mi mịn màng nghiêng một góc anpha
Mái tóc em dài như định lí Bunhia
Và môi em đường tròn hàm số cos


[ Full reading ]
Comments: 0
Welcome !!!
kien thuc ve Vixuly I_icon_minitimeSat Oct 24, 2009 12:55 am by Admin
: Bounce:

Thông Báo:: 4r Sắp đống cửa::: uk

Comments: 0

 

 kien thuc ve Vixuly

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 148
Join date : 24/10/2009
Age : 34
Đến từ : Lệ Thủy - Quảng Bình

kien thuc ve Vixuly Empty
21112009
Bài gửikien thuc ve Vixuly

[b]Intel 8088 -- 1979 (4MHz)
Chúng ta hãy bắt đầu với Intel 8088, chủng loại chip được sử dụng cho những chiếc PC đầu tiên trên thế giới. Intel 8088 là loại chi 16-bit, chạy ở tốc độ 4MHz và chỉ có thể hỗ trợ tối đa tới 1MB RAM.

Intel 80286 -- 1982 (6MHz-20MHz)
Là loại chip 16-bit có khả năng hỗ trợ tới 16 MB RAM. Intel 80286 có thể tương tác với bộ nhớ ảo và là loại chip “thực” đầu tiên do có khả năng xử lý đồng thời nhiều tác vụ cùng lúc. Tính năng này được ứng dụng cho các hệ điều hành Windows trong tương lai và vẫn mãi là đặc điểm trụ cột của dòng chip Intel. Tốc độ tối đa của Intel 80286 là 6MHz, nhưng một số phiên bản sau này có thể chạy ở tốc độ 20MHz.

Intel 386 -- 1988 (12,5MHz - 33MHz)
Với Intel 386, lần đầu tiên một chiếc PC mới tỏ ra hữu ích thực sự. Intel 386 là bộ xử lý 32-bit đầu tiên dành cho máy tính cá nhân. Nó có thể tương thích với các loại card 32-bit, và hỗ trợ tối đa tới 4GB bộ nhớ thực và 64TB (terabyte) bộ nhớ ảo. Intel 386 có nhiều phiên bản, với tốc độ dao động trong khoảng từ 12,5MHz tới 33MHz.

Intel 486 – 1991 (120MHz)
Là thế hệ kế tiếp của dòng chip Intel, 486 mang đến khả năng xử lý cao hơn hẳn so với các loại chip trước đây. Tốc độ của Intel 486 là 120MHz, và hiện nay vẫn được dùng cho một số hệ thống.

Pentium
Pentium có thể nói là dòng chip đa dạng nhất hiện nay, bởi nó có rất nhiều phiên bản với tốc độ cũng rất khác nhau. Pentium có nhiều đột phá mang tính “cách mạng”, và luôn đi kèm với sự lớn mạnh của Intel trong nhiều năm qua.

+ Pentium -- 1993-1996 (60MHz-200MHz)
Là phiên bản đầu tiên của dòng chip Pentium, Pentium được xây dựng trên công nghệ vi xử lý 350nm với 3,1 (hoặc 3,3) triệu transitor. Pentium có bus hệ thống là 50, 60 và 66MHz; và cache L2 từ 256KB tới 1MB.

+ Pentium Pro -- 1995-1997 (150MHz-200MHz)
Được sử dụng cho dòng máy tính để bàn và máy chủ cao cấp, Pentium Pro tăng khả năng hỗ trợ tối đa bộ nhớ từ 4GB lên 64GB. Pentium Pro có cache L2 từ 512KB - 1MB; sử dụng bus hệ thống 60MHz hoặc 66MHz; chứa 5,5 tới 62 triệu transitor. Pentium Pro được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 350nm.

+ Pentium MMX -- 1997-1999 (233MHz-300MHz)
Số lượng transitor của Pentium MMX là 4,5 triệu; được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 350nm (đối với phiên bản dành cho máy tính đề bản), và 250nm (đối với phiên bản dành cho thiết bị di động).

+ Pentium II -- 1997-1999 (233MHz-450MHz)
Pentium II có bus hệ thống 66MHz hoặc 100MHz. Các model Pentium II dành cho máy tính để bàn có 7,5 triệu transistor với 512KB cache L2 ; trong khi phiên bản dành cho thiết bị di động có 27,4 triệu transistor với 256KB cache L2.

+ Pentium II Xeon -- 1998-1999 (400MHz-450MHz)
Chủ yếu sử dụng cho dòng máy chủ cao cấp “2-way” và “4-way”, Pentium II Xeon có 100MHz bus hệ thống và cache L2 từ 512KB - 2MB.

+ Pentium III -- 1999-2001 (500MHz-1,13GHz)
Pentium III được công bố trong giai đoạn 1999-2001. Bộ vi xử lý này có bus hệ thống 100MHz hoặc 133MHz; 512KB hoặc 256KB cache L2. Phụ thuộc vào từng model mà Pentium III có từ 9,5 – 28 triệu transitor. Pentium III được sản xuất trên công nghệ vi xử lý 250nm và 180nm.

+ Pentium III Xeon -- 1999-2001 (500MHz-933MHz)
Cũng được công bố trong thời kỳ 1999-2001, Pentium III Xeon chủ yếu được dành cho loại máy chủ từ “2-way” tới “8-way”. Xeon thường có cache tối đa lên tới 2MB.

+ Pentium 4 -- 2000 (1,4-3,4GHz)
Là kiến trúc Pentium mới nhất được giới thiệu từ năm 2000, Pentium IV bắt đầu với 400MHz bus hệ thống và 256KB cache L2 (sau này tăng lên 800MHz và 2MB). Những phiên bản đầu tiên của Pentium IV có 42 triệu transitor, được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 180nm.

Pentium M
Là một phần của nhãn hiệu Centrino dành cho các chủng loại máy tính xách tay, Pentium M hiện đang có 2 phiên bản: “Banias” và “Dothan”. Banias là tên mã của Pentium M được giới thiệu năm 2003 với tốc độ 1,6MHz - tương đương với hiệu suất của Pentium IV “Northwood” 2,4MHz. Trong khi đó, “Dothan” là thế hệ thứ hai của Pentium M, được giới thiệu năm 2004 với nhiều phiên bản: Pentium M 715 (1,5 GHz), 725 (1,6 GHz), 735 (1,7 GHz), 745 (1,8 GHz), 755 (2 GHz), and 765 (2,1 GHz). “Dothan” được chế tạo trên công nghệ vi xử lý 90nm, hỗ trợ chuẩn PCI Express, Serial ATA và Gigabit Ethernet.

Pentium D
Pentium D là một series gồm nhiều bộ xử lý với phiên bản đầu tiên (tên mã “Smithfield”) được Intel giới thiệu hồi cuối tháng 5/2005 vừa qua. Pentium D sẽ tích hợp 2 chip Pentium IV Prescott trên một tấm silicon đơn (hay còn được gọi với cái tên là “chip lõi kép”). Pentium D là dòng chip “lõi kép” dành cho máy tính để bàn có các tốc độ: 2,8GHz, 3GHz, hoặc 3,2GHz. Dòng chip này không hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (HT), hay ít ra là cũng trong giai đoạn hiện nay.

Pentium Extreme Edition
Pentium Extreme Edition (EE)cũng là chip lõi kép nhưng lại được xây dựng trên lõi của “Smithfield” (phiên bản đầu của Pentium D). Pentium EE hỗ trợ công nghệ HT, do vậy sẽ có 4 bộ xử lý logic. Tốc độ của Pentium EE là 3,8GHz,



QUOTE
[b]Giới Thiệu Sơ Lược Về Dòng Vi Xử Lý Intel
I. Pentium
- Chip 8086 có tên là Pentium, cào thời kỳ đầu không có sự cạnh tranh giữa các hãng Vi Xử Lý (VXL), máy tính ban đầu cũng được thiết kế theo cấu trúc mở nên mọi hãng sản xuất VXL đều lấy tên Pentium đặt tên cho chip của mình.
- Năm 1995 đánh dấu một bước đột phá của Intel, Intel chiếm lĩnh thị trường máy tính PC, đã chính thức mua thương hiệu Pentium đặt cho dòng VXL 80586 của mình.
- Pentium có tần số bus là 66 MHz, được sản xuất bởi 3,3 triệu transistor, xử lý 32 bit, cache 8KB, điện thế 3,3 vol.

II. Pentium Pro
- Được sản xuất vào cuối năm 1995, đây là dòng VXL dùng cho hệ thống máy cao cấp (server, workstation ).
- Pentium Pro được sản xuất bởi 5,5 triệu transistor, có cache L2 là 256 KB.
- Để sản xuất được cache L2 này người ta phải tốn 15,5 triệu transistor, gọi là socket 8 ( 242 chân), có kích thước gấp đôi CPU.

III. Pentium MMX
- Sản xuất vào đầu năm 1997, là Pentium được tích hợp thêm 57 câu lệnh. 57 lệnh này chuyên về multimedia ( hình ảnh, âm thanh, đồ hoạ, net)
- Có cache L1 là 32 KB.

IV. Pentium II
- Được sản xuất vào cuối năm 1997.
- Được cấy thêm một cache độc lập với cache L1 để nối với cáche L2. Pentium II là sự kết hợp giữa Pentium MMX và Pentium Pro, nên có khả năng MMX (Multi Media Extension) hoàn thiện hơn. Cache L2 lớn = 512 KB, nên tăng khả năng đồ họa 3D.
- VXL, cache, bộ tản nhiệt được cấy trên cùng một bo mạch có dạng SEC (Single Edge Contactor).
- Đặc tính: Pentium II có cấu trúc tích hợp cho hệ xử lý song song.

V. Pentium Celeron
- Được sản xuất vào năm 1998.
- Để cạnh tranh với các hãng VXL (AMD, IBM) Intel tung ra dòng VXL rẻ tiền Celeron.
- Celeron sử dụng vi mạch của Pentium II nhưng khả năng đồ họa giảm, cache còn 128 KB, bus 66 MHz
- Đây là dòng máy tính dùng cho thị trường rẻ tiền và văn phòng.

VI. Pentium III
- Được sản xuất năm 1999.
- Là Pentium II được tích hợp thêm 80 câu lệnh, trong đó 50 câu lệnh về xử lý toán học, 15 lệnh về đồ họa 3D và multimedia, 15 lệnh điều khiển cache (tận dụng tối đa khả năng của cache).

VII. Pentium III Xeon
- Dòng VXL cao cấp (dùng cho server, workstation).
- có cache lớn lên đến 1MB, gọi là dòng Slot II, mắc tiền, dùng cho máy tải nặng.

VIII. Pentium IV
- Được tung ra thị trường khoảng đầu năm 2000.
- Pentium IV này càng phát trển với công nghệ cao, đáp ứng được tốc độ cho nhu cầu người sử dụng, đặc biệt là đồ họa 3D, multimedia và net. với hệ thống bus cao đã giải quyết được hiện tượng nghẽn cổ chai giữa Ram và VXL.
- Được tích hợp công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading Technology) làm hiệu suất máy có thể tăng 30%; công nghệ XE (Extremenly Experiment) làm hiệu suất tăng 60%; công nghệ centrino, bluetooth...



QUOTE
Centrino đã trở thành một trong những từ phổ thông nhất khi đề cập đến máy tính. Với nhiều người, máy để bàn đồng nghĩa với Pentium mấy thì ở MTXT cũng có ngữ cảnh tương tự, MTXT được đánh đồng với Centrino. Nhưng số người hiểu ý nghĩa của Centrino là quá ít so với người dùng hoặc có nhu cầu dùng MTXT, dẫn đến nơi bán hàng hay "lập lờ đánh lận con đen" khi cứ Centrino tuốt cho dễ giải thích và bán hàng.

Centrino không phải là toàn bộ MTXT mà cũng không phải chỉ là bộ xử lí trong đó. Centrino là một nhãn hiệu hàng hóa mới của Intel nhằm vào mục đích tiếp thị sản phẩm. Một MTXT được chứng nhận là Centrino khi nó có 3 thành phần là bộ xử lí, chipset và giao diện mạng không dây thỏa tiêu chí kỹ thuật của Intel. Centrino có tên cúng cơm là Neutrino nhưng do từ này có nghĩa không hay trong tiếng Ý nên Intel đã chơi chữ để thành Centrino. Qua 3 năm phát triển, Centrino cũng đã có ba phiên bản khác nhau, gọi là các nền tảng.

Nền tảng Camel

Carmel là thế hệ đầu tiên của Centrino, được khai sinh vào tháng 3 năm 2003. Nền tảng Camel bao gồm: bộ xử lí Pentium M + dòng chipset 855 + card mạng không dây Intel PRO/Wireless 2100 (802.11b) hoặc Intel PRO/Wireless 2100AB (802.11ab). Cho đến đầu năm 2004 thì Intel hỗ trợ chính thức chuẩn mạng không dây 802.11g và đưa nó vào tiêu chuẩn kỹ thuật của Centrino.

Mặc dù vẫn còn nhiều lời chỉ trích nhưng Centrino đã nhận được sự đón nhận tốt từ những nhà phân phối máy và khách hàng. Ở cùng mức giá, Centrino cho hiệu năng tốt hơn trong khi lại tiêu thụ điện năng thấp hơn P4-M (chip Pentium 4 thiết kế cho hệ di động), đẩy thời gian dùng pin ở MTXT lên đến 4 - 5 giờ.
Tương ứng với nền tảng Camel là 2 thế hệ của bộ xử lí Pentium M. Thế hệ đầu tiên của Pentium M được đặt tên mã là Banias và sản phẩm đầu tay của dòng Banias được đánh số 705 (mặc dù chưa phổ biến cách gọi này), cách đánh số mới của Intel, theo hiệu năng của chip thay vì theo xung nhịp. Các chip Banias có xung nhịp từ 1,3 GHz đến 1,7 GHz, có bộ đệm cấp 2 dung lượng 1 MB và giao tiếp với hệ thống qua bus 400. Chỉ số tỏa nhiệt của Banias là 24 watt và được chế tạo dựa trên công nghệ 130 nm.

Thế hệ thứ 2 của Pentium M được ra mắt vào tháng 10 năm 2004 với tên mã Dothan. Vào thời điểm này, cách gọi tên của Pentium M theo mã số đã trở nên phổ biến: 715 (1,5 GHz), 725 (1,6 GHz), 735 (1,7 GHz), ..., 765 (2,1 GHz). Dothan có cùng cấu trúc với Banias nhưng được sản xuất theo công nghệ 90 nm và lượng cache L2 gấp đôi. Mặc dù tăng xung nhịp, tăng cache nhưng chỉ số tỏa nhiệt của Dothan đã giảm xuống chỉ còn 21 watt.

Đẩy mạnh hơn nữa tính di động cho dòng chip Pentium M, Intel đã cho ra đời các phiên bản Pentium M chạy trên hiệu điện thế thấp (LV - low voltage) và cực thấp (ULV). Chip LV chạy ở điện thế 1,116 volt và có chỉ số tỏa nhiệt là 10 watt, trong khi đó ULV còn đáng kinh ngạc hơn nhiều khi điện thế cần thiết để chạy chỉ còn 0,94 volt và chỉ số tỏa nhiệt giảm nhiều so với chip LV. Các chip LV có các mức tốc độ 718 (1,3 GHz), 738 (1,4 GHz), 758 (1,5 GHz); còn các mức tốc độ của chip ULV là 723 (1 GHz), 733 (1,1 GHz), và 753 (1,2 GHz).

Nền tảng Sonoma
Sonoma là thế hệ thứ hai của Centrino, được giới thiệu vào tháng 1 năm 2005. Sonoma bao gồm chip M được nâng cấp lên bus hệ thống 533 MHz, chipset dòng 915, và card mạng không dây Intel PRO/Wireless 2200 (802.11b/g) hoặc PRO/Wireless 2915 (802.11a/b/g). Sức mạnh của Sonoma so với Camel chủ yếu nằm ở chipset 915 với hàng loạt tính năng mới như bộ nhớ DDr II, PCI Express, Intel HD Audio và SATA.

Thật không may, PCI Express và chip Pentium M thế hệ M đã trở thành lò đốt năng lượng và làm giảm hiệu suất dùng pin của các máy nền tảng Sonoma xuống còn 3,5 đến 4,5 giờ (trên các pin dung lượng 53 Wh).

Chip Pentium M tương ứng với nền tảng Sonoma cũng được đặt tên Sonoma. Chip Sonoma ngoài việc tăng bus hệ thống còn được tích hợp tính năng chống thi hành mã độc hại (NX bit - No Execute), chủ yếu để phòng chống các hình thức tấn công làm tràn bộ đệm. Các chip Sonoma được đánh số từ 730 đến 780 (2,26 GHz). Chỉ số tỏa nhiệt của Sonoma là 27 watt. Vào tháng 7 năm 2005, Intel giới thiệu chip LV dựa trên nhân Sonoma với tên mã 778 (1,6 GHz).

Phiên bản thứ 3 của Centrino với tên mã Napal không chỉ là một nâng cấp mà xứng đáng được gọi là một cuộc cách mạng triệt để trên nền tảng Centrino. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết về nền tảng Napal ở kì sau.
Bài viết ngoài
Chúng ta ít nhiều cũng đều đã nghe đến cái tên Centrino. Vậy, Centrino là cái gì thế? Câu hỏi này sẽ nhận được không phải là ít câu trả lời khác nhau. Ví dụ: Centrino là nhãn hiệu/thương hiệu của dòng CPU mới dành cho máy laptop, hoặc Centrino là một công nghệ mới của Intel dành cho các laptop, etc. Từ khi ra đời đến nay, chữ Centrino khiến không ít người hiểu nhầm, từ người bán máy tính đến người mua. Chẳng hạn, một số người cả quyết rằng laptop Centrino nhất định phải có logo hình trái tim hai màu có chứa logo Intel Inside và CentrinoTM. Sự thật về công nghệ Centrino và logo này là thế nào, có lẽ phải lật lại định nghĩa từ Intel, cha đẻ của Centrino [1]. Theo định nghĩa này, vắn tắt và nôm na, thì công nghệ Centrino là công nghệ dành cho máy di động, tập hợp tất cả những công nghệ tốt nhất của Intel dành cho máy di động (!?). Như vậy, Centrino xem như là tinh hoa của Intel dành cho mobile. Thế “công nghệ tốt nhất” từ Intel dành cho máy di động là những thứ gì? Có 3 cái cốt lõi sau đây:




Image
1. Intel CPU (Pentium M, Core Solo Family)
2. Intel Chipset (855, 915 hoặc 945 Mobile Family)
3. Intel Wireless (PRO/Wireless Network Connection Family)

Logo Centrino cũ (tới 2006) Image
Logo Centrino mới Image
Như vậy, một máy laptop sẽ được dán dấu hiệu Centrino nếu như nó hội đủ 3 thành phần trên ở “điều kiện tốt nhất”. Chúng ta cũng điểm sơ qua những thành phần này.

Dòng CPU của Intel kéo dài từ x86 đến Pentium, thì trong đó, nhánh tham gia vào thị trường di động mạnh mẽ nhất là từ P3, chủ yếu là Mobile P3, sau đó là dòng P4 với Mobile Pen4 , rồi sau đó là dòng Pentium M (Pen4 Mobile khác với với Pen M). Dòng PenM là được thiết kế lại khá nhiều để phù hợp với kiến trúc di động. Tuy nhiên, một số seller vì lợi nhuận nên đã cố tình nhập nhằng giữa P4 Mobile và PenM. Hiện tại, dòng CPU duo-core cũng đang xâm nhập thị trường laptop.

Logo của Mobile Pentium 4 Image
Logo cho Pentium M nguyên thủy Image
Logo Pentium M mới

Phổ biến nhất trong thị trường laptop hiện tại là Pentium M (Banias, Dothan, Sonoma). Banias và Dothan đời đầu dựa trên công nghệ nền tảng (technology platform) là Montara, còn đời sau của Dothan dựa trên nền Sonoma. Công nghệ nền tảng thay thế cho Sonoma ở thế hệ kế tiếp là Napa, là chỗ dựa để Intel Core (Solo, Duo) tung hoành.

Montara là codename của công nghệ Centrino thế hệ đầu (3/2003). Montara bao gồm CPU Pentium M, dòng chipset Intel 855 (855/GM/PM), và Intel PRO/Wireless 2100 (802.11b) hoặc PRO/Wireless 2100AB (802.11ab). Mãi về sau Intel mới bổ sung dòng card mạng PRO/Wireless 2200BG hỗ trợ 802.11bg. Sonoma tập hợp các công nghệ nền tảng như Intel®️ Pentium M processor (533 MHz Front Side Bus), Mobile Intel 915GM/PM/GMS Express chipsets (hỗ trợ DDR2), Intel®️ High Definition Audio, Intel®️ Graphics Media Accelerator 900 (dựa trên 915GM/GMS), và Intel®️ PRO/Wireless 2915ABG, 2200BG. Nền tảng Centrino tiên tiến nhất trong một vài năm tới là Napa, gồm dòng Intel Core Yonah, với dòng chipset Intel Mobile 945 Express, và card mạng không dây PRO/Wireless 3945ABG PCIe WiFi card, hỗ trợ đầy đủ 802.11a/b/g.

Đặc điểm nổi bật của dòng PenM là cache L2 lớn (1-2 MB), tiêu thụ điện năng thấp, chạy với xung nhịp thấp nhưng hiệu suất cao. Theo một số phân tích thì con 1.6 GHz Pentium M có thể đạt hiệu suất ngang với 2.4 GHz Northwood Pentium 4 (400 MHz FSB, 100 MHz quad-pumped) không có Hyper-Threading.

Banias là dòng PenM đầu tiên, không đánh mã số (*), hoặc mã số 705 (Banias đời sau), dựa trên công nghệ 130nm, FSB 400MHz, có 1024KB Cache L2, tốc độ CPU từ 1.3-1.7GHz, công suất trung bình là 24w [7, 8]

Dothan, em trai của Banias, xuất hiện từ 10/2004, đều được đặt tên theo chỉ số thay vì xung nhịp (*), Pentium M 715 (1.5 GHz), 725 (1.6 GHz), 735 (1.7 GHz), 745 (1.8 GHz), 755 (2.0 GHz), và 765 (2.1 GHz). Cơ bản thì Dothan giống ông anh Banias, khác chăng là sử dụng công nghệ 90nm, Cache L2 lớn gấp đôi 2048KB, công suất thấp ~ 21w [7, 8]

Dòng PenM Dothan được tiếp nối với các CPU từ 1.0 GHz đến 2.26 GHz (7/2005). Đó là các model sử dụng điện thế thấp (low voltage) hoặc siêu thấp (ultra-low voltage), chủ yếu dùng cho các máy nhỏ, nhẹ (khoảng 1kg, màn hình 10″). Các model này gồm 718 (1.3 GHz), 738 (1.4 GHz), và 758 (1.5 GHz) là low-voltage (1.116 V), công suất tiêu thụ chỉ có ~10 W. Còn model điện thế siêu thấp 723 (1.0 GHz), 733 (1.1 GHz), 753 (1.2 GHz), tiêu thụ điện thế 0.940 V, công suất ~5W [7, 8].

Các em út trong dòng họ Dothan dựa trên nền Sonoma, hậu sinh khả úy, hỗ trợ bus cao hơn 533Mhz (quí 1 2005). Dòng Pentium M chạy trên nền Sonoma có 2MB L2, gồm 730 (1.6 GHz), 740 (1.73 GHz), 750 (1.86 GHz), 760 (2.0 GHz), 770 (2.13 GHz). Công suất tiêu thụ của dòng này khá cao, 27 W. Tháng 7/2005, Intel công bố tiếp hai model mới 780 (2.26 GHz) và low-voltage 778 (1.60 GHz).

Dòng Core Solo và Core Duo mới nổi, có codename là Yonah, cung cấp thêm sức mạnh cho laptop, tiêu thụ điện năng khá cao. Tuy nhiên điện năng tiêu thụ của dòng Intel Core Duo vẫn thấp hơn AMD Opteron Dual-Core. Các Intel Core Duo có FSB 667MHz, 2MB Cache L2, dual-core (2 execution core), dùng công nghệ 65nm, công suất tiêu thụ khoảng 31W, gồm Intel Core Duo T2300 (1.66GHz), T2400(1.83 GHz), T2500(2GHz), T2600(2.16 GHz). Riêng hai model L2300(1.5 GHz), L2400(1.66 GHz) tiêu thụ điện năng thấp hơn, khoảng 15W. Dòng Core Solo có đại diện là Intel Core Duo T1300 (2.16GHz), công nghệ 65nm, 2MB Cache L2, FSB 667, công suất 27W [4, 5]

Image Image
Bài viết này tổng hợp từ nhiều nguồn, hầu mong cung cấp một số kiến thức cơ bản và cái nhìn tổng quan về công nghệ Centrino cho những ai quan tâm. Có thể nói, mặc dù bị AMD cạnh tranh ráo riết, nhưng vị trí Intel vẫn là ông lớn về cung cấp phần cứng cốt lõi cho hệ thống máy tính. Điều này sở dĩ có được từ nhiều khía cạnh như chiến lược nghiên cứu cải tiến, đột phá trong công nghệ, uy tín lâu năm, nhưng quan trọng nhất là chiến lược kinh doanh và quảng bá. Centrino là một chiến thắng rất oanh liệt của Intel trước đối thủ cạnh tranh, dù rằng, xét cho cùng thì những công nghệ mà Intel đóng góp trong chữ Centrino không có gì vượt trội các đối thủ.

Có một câu chuyện ngoài lề như thế này: một khách hàng đã kiện một seller ra tòa vì tội gian lận buôn bán vì bán máy laptop Centrino mà trong đó không có logo Centrino. Người bán hàng giải thích thế nào cũng không làm khách hàng hài lòng. Nguyên nhân là gì? Cái laptop đấy có CPU Pentium M chạy trên chipset Intel 855, song lại không sử dụng Wireless Intel PRO (!) mà sử dụng card wireless Cisco nên không đạt điều kiện để có logo Centrino (!) Chuyện bi hài là thế, nên dù card wireless Intel tệ hơn nhiều so với đối thủ khác (Cisco chẳng hạn), các OEM vẫn phải chọn nó để có logo Centrino trên sản phẩm ra lò. Điều đó cho thấy sự thành công trong chiến lược marketing thương hiệu Centrino của Intel như thế nào.

Ghi chú:
(*) Các dòng CPU Intel về sau không dùng tốc độ xung nhịp làm tên, mà dùng cách đánh mã số (khá phức tạp và khó nhớ). Mục tiêu có lẽ là “trả đũa” AMD vì AMD dùng cách so sánh xung nhịp với Intel mà đặt tên cho CPU AMD.



QUOTE
4 thế hệ của nền tảng Centrino

Nền tảng đầu tiên của Centrino có tên mã là Carmel, đây là nền tảng được phát hành vào tháng 3 năm 2003 và được dựa trên công nghệ đã có trước đó từ các CPU Pentium M (với lõi Banias), Intel 855 Express chipset và Intel PRO/Wireless 2100 (802.11b) wireless network.

Vào tháng 7 năm 2004, Intel cho ra đời thế hệ thứ hai của nền tảng Centrino, nền tảng này cũng được biết đến với tên mã của nó là Sonoma. Đây là thế hệ được dựa trên công nghệ CPU Pentium M (lõi Dothan), Intel 915 Express chipset và Intel PRO/Wireless 2200 hay 2915ABG (802.11a/b/g) wireless network.

Thế hệ thứ ba của Centrino được đưa ra với các máy tính notebook với sức mạnh của việc xử lý dual-core. Thế hệ này cũng được biết đến với tên mã là Napa, là nét đặc biệt của bộ vi xử lý Core Duo (lõi Yonah) hay Core 2 Duo (lõi Merom) , Intel 945 Express chipset và Intel PRO/Wireless 3945ABG (802.11a/b/g) wireless network.

Cũng có một phiên bản khác cho nền tảng "Napa" Centrino đó là dựa trên CPU Core Solo, đây là loại CPU chỉ có một lõi xử lý, giống như Pentium M. Từ thế hệ thứ ba của nó, nền tảng Centrino n đã bắt đầu với tên gọi Centrino Duo để chỉ thị rằng việc xuất hiện dual-core CPU đã được sử dụng trong nó.

Thế hệ thứ tư xuất hiện với tên mã Santa Rosa có trong hai phiên bản Centrino Duo và Centrino Pro. Sự khác biệt cơ bản giữa chúng là Centrino Pro có công nghệ quản lý từ xa dựa trên phần cứng gọi là Intel Active Management Technology (Intel AMT), công nghệ này cho phép bạn có thể nhận dạng các vấn đề và giải quyết được từ xa nếu máy tính kết nối với mạng, thậm chí nếu máy tính đang ở trong chế độ tắt (Lưu ý: máy tính phải được kết nối với mạng và được kết nối với nguồn điện).

Với phát hành Centrino "Santa Rosa" thành phần thứ tư được bổ sung thêm vào nền tảng Centrino, nột cache đĩa tích hợp bằng bộ nhớ flash để tăng hiệu suất hệ thống và tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Thành phần thứ tư này được gọi là Intel Turbo Memory, cũng được biết đến với công nghệ Robson, Centrino Pro và phiên bản mới của Centrino Duo được dựa trên bộ vi xử lý Core 2 Duo, Intel 965 Express chipset, Intel PRO/Wireless 4965AGN (802.11a/g/n) wireless network và công nghệ Intel Turbo Memory.

Bảng dưới đây là những gì chúng tôi tổng hợp từ các chi tiết kỹ thuật của các thế hệ Centrino:


Một số ví dụ

Như chúng tôi đã nói, máy tính laptop chỉ có thể được gọi là máy tính Centrino nếu nó có đủ cả ba thành phần (hoặc bốn) được thiết kế bởi Intel, theo bảng tóm tắt các chi tiết kỹ thuật ở trên. Nếu một máy notebook có CPU Core Duo nhưng không có Intel PRO/Wireless 3945ABG wireless network, thì nó vẫn không được gọi là Centrino.

ở đây người dùng rất hay có sự nhầm lẫn rằng đã thừa nhận bộ vi xử lý Celeron M thuộc về nền tảng Centrino. Điều này hoàn toàn sai. Các notebook Celeron M không phải là máy tính Centrino.

Ví dụ như máy tính Satellite A105-S2236 của Toshiba không phải là một laptop Centrino, tuy nhiên nó vẫn được cấu thành từ Celeron M, Radeon Xpress 200M chipset và Atheros Wireless LAN (802.11b/g). Hay nói Satellite A105-S4547 của Toshiba là một laptop Centrino vì nó có Core Duo processor, Intel 945 Express chipset và Intel PRO/Wireless 3945ABG wireless network, đây là những thành phần yêu cầu cho một notebook để nó được gọi là Centrino Duo.

Một số đại lý bán hàng đã đưa ra thuật ngữ "Celeron Centrino". Tuy nhiên nền tảng thực sự này không tồn tại mà đó chỉ là khái niệm hoàn toàn không đúng.



QUOTE
Chúng ta ít nhiều cũng đều đã nghe đến cái tên Centrino. Vậy, Centrino là cái gì thế? Câu hỏi này sẽ nhận được không phải là ít câu trả lời khác nhau. Ví dụ: Centrino là nhãn hiệu/thương hiệu của dòng CPU mới dành cho máy laptop, hoặc Centrino là một công nghệ mới của Intel dành cho các laptop, etc. Từ khi ra đời đến nay, chữ Centrino khiến không ít người hiểu nhầm, từ người bán máy tính đến người mua. Chẳng hạn, một số người cả quyết rằng laptop Centrino nhất định phải có logo hình trái tim hai màu có chứa logo Intel Inside và CentrinoTM. Sự thật về công nghệ Centrino và logo này là thế nào, có lẽ phải lật lại định nghĩa từ Intel, cha đẻ của Centrino [1]. Theo định nghĩa này, vắn tắt và nôm na, thì công nghệ Centrino là công nghệ dành cho máy di động, tập hợp tất cả những công nghệ tốt nhất của Intel dành cho máy di động (!?). Như vậy, Centrino xem như là tinh hoa của Intel dành cho mobile. Thế “công nghệ tốt nhất” từ Intel dành cho máy di động là những thứ gì? Có 3 cái cốt lõi sau đây:

1.Intel CPU (Pentium M, Core Solo Family)

2.Intel Chipset (855, 915 hoặc 945 Mobile Family)

3.Intel Wireless (PRO/Wireless Network Connection Family)

Như vậy, một máy laptop sẽ được dán dấu hiệu Centrino nếu như nó hội đủ 3 thành phần trên ở “điều kiện tốt nhất”. Chúng ta cũng điểm sơ qua những thành phần này. Dòng CPU của Intel kéo dài từ x86 đến Pentium, thì trong đó, nhánh tham gia vào thị trường di động mạnh mẽ nhất là từ P3, chủ yếu là Mobile P3, sau đó là dòng P4 với Mobile Pen4 , rồi sau đó là dòng Pentium M (Pen4 Mobile khác với với Pen M). Dòng PenM là được thiết kế lại khá nhiều để phù hợp với kiến trúc di động. Tuy nhiên, một số seller vì lợi nhuận nên đã cố tình nhập nhằng giữa P4 Mobile và PenM. Hiện tại, dòng CPU duo-core cũng đang xâm nhập thị trường laptop.

Phổ biến nhất trong thị trường laptop hiện tại là Pentium M (Banias, Dothan, Sonoma). Banias và Dothan đời đầu dựa trên công nghệ nền tảng (technology platform) là Montara, còn đời sau của Dothan dựa trên nền Sonoma. Công nghệ nền tảng thay thế cho Sonoma ở thế hệ kế tiếp là Napa, là chỗ dựa để Intel Core (Solo, Duo) tung hoành. Montara là codename của công nghệ Centrino thế hệ đầu (3/2003). Montara bao gồm CPU Pentium M, dòng chipset Intel 855 (855/GM/PM), và Intel PRO/Wireless 2100 (802.11b) hoặc PRO/Wireless 2100AB (802.11ab). Mãi về sau Intel mới bổ sung dòng card mạng PRO/Wireless 2200BG hỗ trợ 802.11bg. Sonoma tập hợp các công nghệ nền tảng như Intel®️ Pentium M processor (533 MHz Front Side Bus), Mobile Intel 915GM/PM/GMS Express chipsets (hỗ trợ DDR2), Intel®️ High Definition Audio, Intel®️ Graphics Media Accelerator 900 (dựa trên 915GM/GMS), và Intel®️ PRO/Wireless 2915ABG, 2200BG. Nền tảng Centrino tiên tiến nhất trong một vài năm tới là Napa, gồm dòng Intel Core Yonah, với dòng chipset Intel Mobile 945 Express, và card mạng không dây PRO/Wireless 3945ABG PCIe WiFi card, hỗ trợ đầy đủ 802.11a/b/g. Đặc điểm nổi bật của dòng PenM là cache L2 lớn (1-2 MB), tiêu thụ điện năng thấp, chạy với xung nhịp thấp nhưng hiệu suất cao. Theo một số phân tích thì con 1.6 GHz Pentium M có thể đạt hiệu suất ngang với 2.4 GHz Northwood Pentium 4 (400 MHz FSB, 100 MHz quad-pumped) không có Hyper-Threading. Banias là dòng PenM đầu tiên, không đánh mã số (*), hoặc mã số 705 (Banias đời sau), dựa trên công nghệ 130nm, FSB 400MHz, có 1024KB Cache L2, tốc độ CPU từ 1.3-1.7GHz, công suất trung bình là 24w [7, 8] Dothan, em trai của Banias, xuất hiện từ 10/2004, đều được đặt tên theo chỉ số thay vì xung nhịp (*), Pentium M 715 (1.5 GHz), 725 (1.6 GHz), 735 (1.7 GHz), 745 (1.8 GHz), 755 (2.0 GHz), và 765 (2.1 GHz). Cơ bản thì Dothan giống ông anh Banias, khác chăng là sử dụng công nghệ 90nm, Cache L2 lớn gấp đôi 2048KB, công suất thấp ~ 21w [7, 8] Dòng PenM Dothan được tiếp nối với các CPU từ 1.0 GHz đến 2.26 GHz (7/2005). Đó là các model sử dụng điện thế thấp (low voltage) hoặc siêu thấp (ultra-low voltage), chủ yếu dùng cho các máy nhỏ, nhẹ (khoảng 1kg, màn hình 10″). Các model này gồm 718 (1.3 GHz), 738 (1.4 GHz), và 758 (1.5 GHz) là low-voltage (1.116 V), công suất tiêu thụ chỉ có ~10 W. Còn model điện thế siêu thấp 723 (1.0 GHz), 733 (1.1 GHz), 753 (1.2 GHz), tiêu thụ điện thế 0.940 V, công suất ~5W [7, 8]. Các em út trong dòng họ Dothan dựa trên nền Sonoma, hậu sinh khả úy, hỗ trợ bus cao hơn 533Mhz (quí 1 2005). Dòng Pentium M chạy trên nền Sonoma có 2MB L2, gồm 730 (1.6 GHz), 740 (1.73 GHz), 750 (1.86 GHz), 760 (2.0 GHz), 770 (2.13 GHz). Công suất tiêu thụ của dòng này khá cao, 27 W. Tháng 7/2005, Intel công bố tiếp hai model mới 780 (2.26 GHz) và low-voltage 778 (1.60 GHz). Dòng Core Solo và Core Duo mới nổi, có codename là Yonah, cung cấp thêm sức mạnh cho laptop, tiêu thụ điện năng khá cao. Tuy nhiên điện năng tiêu thụ của dòng Intel Core Duo vẫn thấp hơn AMD Opteron Dual-Core. Các Intel Core Duo có FSB 667MHz, 2MB Cache L2, dual-core (2 execution core), dùng công nghệ 65nm, công suất tiêu thụ khoảng 31W, gồm Intel Core Duo T2300 (1.66GHz), T2400(1.83 GHz), T2500(2GHz), T2600(2.16 GHz). Riêng hai model L2300(1.5 GHz), L2400(1.66 GHz) tiêu thụ điện năng thấp hơn, khoảng 15W. Dòng Core Solo có đại diện là Intel Core Duo T1300 (2.16GHz), công nghệ 65nm, 2MB Cache L2, FSB 667, công suất 27W [4, 5]

Bài viết này tổng hợp từ nhiều nguồn, hầu mong cung cấp một số kiến thức cơ bản và cái nhìn tổng quan về công nghệ Centrino cho những ai quan tâm. Có thể nói, mặc dù bị AMD cạnh tranh ráo riết, nhưng vị trí Intel vẫn là ông lớn về cung cấp phần cứng cốt lõi cho hệ thống máy tính. Điều này sở dĩ có được từ nhiều khía cạnh như chiến lược nghiên cứu cải tiến, đột phá trong công nghệ, uy tín lâu năm, nhưng quan trọng nhất là chiến lược kinh doanh và quảng bá. Centrino là một chiến thắng rất oanh liệt của Intel trước đối thủ cạnh tranh, dù rằng, xét cho cùng thì những công nghệ mà Intel đóng góp trong chữ Centrino không có gì vượt trội các đối thủ. Có một câu chuyện ngoài lề như thế này: một khách hàng đã kiện một seller ra tòa vì tội gian lận buôn bán vì bán máy laptop Centrino mà trong đó không có logo Centrino. Người bán hàng giải thích thế nào cũng không làm khách hàng hài lòng. Nguyên nhân là gì? Cái laptop đấy có CPU Pentium M chạy trên chipset Intel 855, song lại không sử dụng Wireless Intel PRO (!) mà sử dụng card wireless Cisco nên không đạt điều kiện để có logo Centrino (!) Chuyện bi hài là thế, nên dù card wireless Intel tệ hơn nhiều so với đối thủ khác (Cisco chẳng hạn), các OEM vẫn phải chọn nó để có logo Centrino trên sản phẩm ra lò. Điều đó cho thấy sự thành công trong chiến lược marketing thương hiệu Centrino của Intel như thế nào. Ghi chú:

(*) Các dòng CPU Intel về sau không dùng tốc độ xung nhịp làm tên, mà dùng cách đánh mã số (khá phức tạp và khó nhớ). Mục tiêu có lẽ là “trả đũa” AMD vì AMD dùng cách so sánh xung nhịp với Intel mà đặt tên cho CPU AMD.


Tất cả la sưu tầm được
Về Đầu Trang Go down
http://phuongnam.lovelyforum.net
Share this post on: reddit

kien thuc ve Vixuly :: Comments

No Comment.
 

kien thuc ve Vixuly

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Kiến thức & Công Cụ dành cho Multimedia
» Phu Kien TBVP
» LINH KIỆN PC <Tổng hợp>
» Linh kiện PC: mainboard
» Các linh kiện, phần cứng máy tính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
FORUM GROUP-IT  :: *_* .:. MÁY VI TÍNH _*_ CNTT .:. *_* :: KIẾN THỨC, THỦ THUẬT-
Chuyển đến